Lễ hội Nhiàng chầm đao của người Dao Quần Chẹt ở Tuyên Quang

1705

Trong văn hóa truyền thống người Dao Quần Chẹt có lễ hội Nhiàng chầm đao (nghĩa là Tết nhảy). Đây là một nghi lễ thể hiện những quan niệm về tín ngưỡng và được duy trì từ lâu đời trong đời sống văn hóa tâm linh của người Dao Quần Chẹt.

Dân tộc Dao Quần Chẹt ở Tuyên Quang cư trú chủ yếu ở các xã Thanh Phát, Hợp Hòa, Kháng Nhật, Phú Lương, huyện Sơn Dương.

Lễ hội Nhiàng chầm đao được thực hiện khi gia đình đã phải trải qua những nghi lễ đã được đồng bào tự quy định, khẳng định sự kính trọng đối với tổ tiên, nhắc nhở con cháu luôn nhớ về tổ tiên, nguồn cội của mình
Lễ hội Nhiàng chầm đao được thực hiện khi gia đình đã phải trải qua những nghi lễ đã được đồng bào tự quy định, khẳng định sự kính trọng đối với tổ tiên, nhắc nhở con cháu luôn nhớ về tổ tiên, nguồn cội của mình

Lễ hội Nhiàng chầm đao (Tết nhảy) được thực hiện trong thời gian ba năm liên tục, khi gia đình đã đủ điều kiện để có được bộ tranh thờ Tam Thanh. Dưới đây là nhật ký du lịch của một người bản địa xa quê ghi lại những nghi thức thiêng liêng của đồng bào mình.

Năm thứ nhất (Tà dất nhảng nhặn nòi muội)

Năm thứ nhất (Tà dất nhảng nhặn nòi muội): Trước khi làm lễ, gia đình nhờ thầy cúng xem ngày tốt để làm lễ và nhờ thầy cúng, một số nam thanh niên giúp gia đình nhảy luyện âm binh trong khi thực hiện nghi lễ. Các đồ như gươm giáo, đao, dao, búa để luyện âm binh được làm từ hôm trước khi làm Tết nhảy.

Sự ra đời của lễ hội Nhiàng chầm đao (Tết nhảy)

Thời gian làm Tết nhảy thường vào tháng Chạp, gia đình sẽ kết hợp làm lễ cúng tổ tiên để trả ơn, báo với tổ tiên đã hết năm cũ và xin được phù hộ cho một năm mới mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh. Ngày làm lễ sẽ cúng tết vào buổi chiều, đến đêm thì bắt đầu làm Tết nhảy. Bắt đầu lễ cúng, thầy cả khấn xin thần thánh cho phép để treo tranh thờ và lập đàn cúng.

Đối với người Dao Quần Chẹt, trong quan niệm về tổ tiên được chia thành các thứ bậc, cao nhất là Hương hỏa, sau đó đến Thượng tổ, rồi đến Trung tổ và cuối cùng là Hạ tổ. Khi thực hiện các nghi lễ cúng tổ tiên, Hương hỏa được cúng trên bàn ham còn Thượng tổ, Trung tổ và Hạ tổ được lập thành các đàn cúng riêng ở giữa nhà, trước bàn ham.

Trình tự tổ chức lễ hội Nhiàng chầm đao

Trước khi thực hiện lễ Nhiàng chầm đao, thầy cúng khấn mời tổ tiên về chứng lễ báo hết năm, lời cúng đại ý, nay con cháu mổ lợn, gà, làm bánh…để trả ơn tổ tiên đã phù hộ trong suốt cả năm…

Dân tộc Dao Quần Chẹt ở Tuyên Quang cư trú chủ yếu ở các xã Thanh Phát, Hợp Hòa, Kháng Nhật, Phú Lương, huyện Sơn Dương.
Dân tộc Dao Quần Chẹt ở Tuyên Quang cư trú chủ yếu ở các xã Thanh Phát, Hợp Hòa, Kháng Nhật, Phú Lương, huyện Sơn Dương.

Lễ trả ơn này đã được con cháu hứa trong lễ khai xuân từ đầu năm, nay trả lễ. Đồng thời khấn báo với tổ tiên viêc con cháu đã chọn được ngày tốt làm lễ Nhiàng chầm đao năm đầu tiên để nhảy múa báo cho Thượng tổ biết, gia đình đã hoàn tất được các thủ tục để có bộ tranh thờ, xin tổ tiên phù hộ cho con cháu có điểm gì xấu thì tổ tiên cởi bỏ, để con cháu không bị va vấp.

Cúng tết Nguyên đán xong, hai thầy cúng và thầy đồng được nhờ làm Tết nhảy chuẩn bị làm lễ. Thầy cúng mặc áo thầy rồi lên hương, sắp oản,dao, kiếm để cúng thần thánh của thầy xin được làm Tết nhảy. Thầy đồng nhập đồng, báo biến xem gia đình làm việc này có vướng mắc gì không. Sau đó thầy cúng giả lễ cho Tam Thanh và chuẩn bị nhảy toong sâu.

Nhảy toong – cả đêm lễ Nhiàng chầm đao sống động

Nhảy toong sâu diễn ra suốt cả đêm, nhảy bảy lần (lần thứ bảy nhảy ba lần, mỗi lần lại nhảy hai lần) và một lần múa ba ba (múa một lần âm và một lần dương). Lần nhảy múa thứ nhất được gọi là lạm miên, được thực hiện để động viên âm binh.

Nghi lễ do hai thầy cúng và thanh niên trong làng đến giúp nhảy múa, khi nhảy múa, nhạc cụ được sử dụng là chuông, chũm chọe, cháo. Lần thứ hai là sấp peng, thầy cúng và các thanh niên cầm kiếm,, đao, búa…múa để đưa quân binh đi tập luyện. Lần múa thứ ba được lặp lại như lần thứ nhất, để tiếp tục động viên âm binh.

Đến lần nhảy múa thứ tư được gọi là pịa peng do hai thầy cúng và thanh niên (không khống chế số lượng) thực hiện với ý nghĩa là chiêu âm binh về. Lần thứ năm lại được thực hiện như lần thứ nhất và lần thứ ba.

Đến lần thứ sáu, thầy cúng và các thanh niên cầm kiếm múa như lần thứ hai để đưa âm binh đi luyện tập. Lần thứ bảy và cũng là lần cuối cùng, việc nhảy múa được kết hợp giữa nhảy múa lạm miên và sấp peng, pia peng theo trình tự khi sáu lần nhảy múa trên đã thuần thục để động viên âm binh, đưa quân binh đi luyện tập.

Du lịch lên Tuyên Quang thời gian này, bạn sẽ sống trong không khí lễ hội nhộn nhịp ngày đêm

Nhảy múa chạy ba ba (pẻo lộ)

Trong những lần nghỉ giữa các lần nhảy múa, thầy đồng sẽ nhập bất kỳ vào lần nghỉ nào thì thầy và các thanh niên phải nhảy múa chạy ba ba (pẻo lộ). Khi thầy đồng nhập đồng tức là lúc đó thầy sẽ gọi được tổ tiên về để báo cho con cháu biết trong quá trình làm lễ đã làm đúng hay chưa, có còn thiếu sót gì không.

Khi nhập đồng phải đặt một chiếc nia giữa nhà, tượng chưng là xe đưa đón tổ tiên, thầy xin âm dương nếu được âm thì phải nhảy ba ba âm, xin được dương thì phải nhảy ba ba dương, nhưng trong nghi lễ bắt buộc phải xin được một lần nhảy âm, một lần nhảy dương.

Nếu xin âm dương có trở ngại, theo quan niệm là chưa được thần thánh, tổ tiên cho phép thì phải bắc cầu ở giữa cửa để thần thánh, tổ tiên về. Để nhảy múa chạy ba ba, thầy cúng phải chọn trong những thanh niên đến giúp mỗi họ một người, những người đó gia đình phải có Tổ già, đã qua các nghi lễ vun tổ.

Kết thúc nhảy múa, hai thầy mặc áo dân tộc để nhảy múa Chu lui phảo tầm tồng. Bài múa này là để tạo cảm giác vui nhộn cho các thầy cúng chuẩn bị cúng lên Đại đồng. Để cúng lên Đại đồng, lễ cúng có 2 chõ oản và một hũ rượu để thầy cúng mời Tam Thanh, Hương hỏa, các thánh xuống ăn bánh, uống rượu hòa nhập Đại đồng, cùng chia vui, uống rượu và phù hộ cho con cháu.

Thầy cúng làm lễ cúng “ma” ở miếu của làng

Sau đó, thầy cúng và hóa vàng, bạc cho Tam Thanh, Hương hỏa, các thánh. Cúng và hóa vàng, bạc xong, thầy cúng cùng 2 thanh niên cầm 1 cum lúa tượng chưng hóa thành lương thực, 1 chiếc chiếu tượng chưng hóa thành chăn chiếu, 1 chiếc thắt lưng tượng chưng hóa thành quần áo, nhảy múa dâng các vật đó cho Tam Thanh.

Sau đó các thầy làm phép xin thần thánh thu tranh thờ. Thu tranh thờ xong, thầy cúng làm lễ cúng “ma” ở miếu của làng, tạ ơn thần thánh, tổ tiên và cầu xin cho gia đình mọi người đều khỏe mạnh.

Năm thứ hai (tết nhảy được gọi là tà nhậy nhảy y nòi muôn) của lễ hội Nhiàng

Đến năm thứ hai (tết nhảy được gọi là tà nhậy nhảy y nòi muôn). Thời gian, trình tự nghi lễ được gia đình làm như năm thứ nhất, nhưng nhảy múa toong sâu diễn ra theo trình tự như năm thứ nhất nhưng làm 2 lần. Việc này có ý nghĩa khi năm thứ 2 quân binh của thánh thần sẽ được luyện tập cứng cáp hơn năm thứ nhất.

Tết nhảy năm thứ ba (tà pham pua nòi muôn) diễn ra trình tự như năm thứ nhất, thứ hai nhưng khi nhảy múa toong sâu sẽ thực hiện ba lần. Việc này có ý nghĩa là quân binh của thánh thần sẽ được luyện tập cứng cáp, thuần thục.

Tổ tiên hòa nhập Đại đồng

Sau khi làm lễ cúng để thánh thần, tổ tiên hòa nhập Đại đồng, các thầy cúng sẽ thực hiện nghi lễ mời Ngọc Hoàng xuống chứng kiến việc làm lễ tết nhảy (Nhiàng chầm đao) của gia đình. Trình báo với Ngọc Hoàng việc gia đình đã làm xong lễ Tết nhảy, từ nay đã có gốc để mọi người biết, xin Ngọc Hoàng phù hộ cho các thành viên trong gia đình mạnh khỏe, làm ăn khấm khá.

Sau đó thầy cả bắc cầu (làm bằng dải vải) để làm lễ chịu béo vần chuộc hồn lúa, cầu cho gia đình khi gieo hạt nhanh nảy mầm, gốc lúa sẽ tốt, nắng hạn đến mấy thì lúa vẫn xanh tươi, mùa màng bội thu.

Lễ hội Nhiàng chầm đao được thực hiện khi gia đình đã phải trải qua những nghi lễ đã được đồng bào tự quy định, khẳng định sự kính trọng đối với tổ tiên, nhắc nhở con cháu luôn nhớ về tổ tiên, nguồn cội của mình.

Ngoài những yếu tố tâm linh, nghi lễ chứa đựng những nét văn hóa dân gian trong các điệu múa, cùng với những yếu tố riêng thể hiện trên trang phục, nhạc cụ…làm cho Nhiàng chầm đao trở thành một nghi lễ mang đậm nét văn hóa đặc sắc của người Dao Quần Chẹt. Từ trong truyền thống xa xưa cho đến nay, lễ Nhiàng chầm đao được duy trì, nay không làm Nhiàng chầm đao (tết nhảy) lên tục trong 3 năm mà làm gộp vào một năm và làm trong ba ngày, một số thủ tục liên quan đến nghi lễ đã được rút gọn, những vẫn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của người Dao Quần Chẹt./.