Những bức ảnh đẹp tập trung vào khai thác vẻ đẹp thiên nhiên và con người việt nam thông qua cuộc sống lao động hàng ngày. Trang Boredpanda đã đăng tải những bức ảnh miêu tả cảnh đẹp, con người trên dải đất hình chữ S của nhiếp ảnh gia Việt Nam.
Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam trong tâm người Việt:
Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Vũ Phước tập trung vào khai thác vẻ đẹp thiên nhiên và con người việt nam thông qua cuộc sống lao động hàng ngày. Nguyễn Vũ Phước là một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng Việt Nam, giành được khá nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.
Mỗi tác phẩm tại triển lãm là một khoảnh khắc đẹp của phong cảnh và chân dung con người Việt Nam, ghi đậm dấu ấn của các thành viên trong Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thăng Long trên khắp mọi miền đất nước, từ thành phố đến nông thôn, từ vùng rừng núi đến hải đảo xa xôi của Tổ quốc…
Vẻ đẹp thiên nhiên và con người vùng cao Việt Nam
Nếu hiểu miền núi chỉ là một chút cồng chiêng, một chút nhà sàn, một chút lễ hội Đâm trâu, một chút đàn Wroắc Krâu trong các cuốn nhật lý du lịch của các bạn trẻ….thì thực ra mới đụng đến cái vỏ văn hóa bên ngoài của núi rừng mà thôi.
Vẻ đẹp thiên nhiên và con người “không dứt ra được tự nhiên”
Bởi văn hóa của người miền núi là sự cố gắng bứt ra khỏi tự nhiên; bứt ra nhưng cứ dính liền, không chìm hẳn vào trong ấy nhưng còn phải nhúng rễ rất sâu trong ấy nếu không muốn khô khốc, cằn cỗi chết rụi.
Miền núi Việt Nam cũng như các vùng miền núi Châu Á khác như NePal Đông Bắc Ấn Độ, vùng núi BurMa ở Thái Lan hoặc các vùng núi thuộc tỉnh Vân Nam – Trung Quốc…đều có một điểm gặp nhau là sự phát triển rất khó khăn. Cũng không hẳn chỉ riêng vùng núi các nước đang phát triển ở Châu Á mà ngay cả ở Mỹ, một quốc gia giàu có bậc nhất thế giới thì vùng núi rộng lớn Appclachia vẫn còn là một điển hình của vùng kém phát triển mặt dù đã có sự quan tâm rất lớn của Chính phủ.
Vẻ đẹp thiên nhiên và con người thuộc “vùng lõm”
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn đang được đánh giá là “vùng lõm” cả về kinh tế văn hóa, giáo dục và an ninh xã hội. Về giáo dục, việc nắm vững thực tiễn, phát hiện điển hình, coi trọng việc đúc rút kinh nghiệm, tập trung nghiên cứu, tháo gỡ tìm ra hướng đi phù hợp, hiệu quả, có thể coi là một trong những bài học quan trọng của công tác nghiên cứu và phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi từ trước đến nay.