Các đặc sản tây bắc thần thánh nức tiếng gần xa

1585

Vùng cao xứ Tây Bắc không chỉ có núi non hùng vĩ mà còn có nền ẩm thực độc lạ. Hãy cùng khám phá xem đặc sản tây bắc có gì phong phú đặc sắc nhé

Các đặc sản Tây Bắc:

1. Nhộng ong rừng

Nhộng ong xào mùng không phải mùa nào cũng có, nó chỉ được chế biến vào mùa ong rừng làm tổ và sinh sản (khoảng từ tháng 4 đến tháng 8). Vì vậy với người dân nơi đây, món ăn này còn được xem là đặc sản quý hiếm của núi rừng. Món ngon dễ làm, ai cũng có thể ăn được, có thể dùng để ăn với cơm nhưng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt với cánh mày râu thích đưa cay.

Món nhộng ong xào mùng thơm ngon, bắt mắt phải không quá nát, phải giữ được hình thù của nhộng ong, còn mùng phải có màu xanh nhạt, có vị thơm béo ngậy của ong, mùi thơm của gia vị, của lá chanh…

Các đặc sản tây bắc thần thánh nức tiếng gần xa
Các đặc sản tây bắc thần thánh nức tiếng gần xa

2. Cá bống vùi tro

Nếu có dịp đến với huyện Phong Thổ, bạn chớ bỏ qua món cá bống vùi tro – đặc sản của đồng bào dân tộc Thái. Cá bống có sẵn ở các con sông, suối, sau khi bắt về được sơ chế sạch sẽ và tẩm ướp với các gia vị đã được băm nhỏ như sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khén, húng, hom… Sau khi ướp khoảng 15 – 30 phút, cá sẽ được gói gọn trong lá dong và vùi vào tro nóng, khoảng 30 phút lại lật lại một lần, cứ như thế vài lần cá sẽ chín.

3. Phở chua

Bạn có biết Phở Việt Nam có tới hơn 50 loại? Bao gồm cả phở nước và phở khô. Nếu đã đến Lạng Sơn đừng quên thử món phở chua, một món ngon Tây Bắc rất lạ này nha. Phở chua đặc biệt ở hương vị cay của ớt, bùi của khoai, lạc và vị ngậy của xá xíu. Khác với phở thường, phở chua lại có vị chua dịu và vị cay của măng và ớt. Phở chua đã được bày bán ở rất nhiều tỉnh Tây Bắc nhưng ngon nhất vẫn là phở chua Lạng Sơn.

4. Măng lưỡi lợn

Măng lưỡi lợn là đặc sản dân tộc Tây Bắc nổi tiếng. Với những thớ măng dày, thơm mềm, không có xơ thì măng lưỡi lợn đúng là lựa chọn lí tưởng cho những món ăn chế biến từ măng. Loại măng này luôn được những bà nội trợ ưa chuộng sử dụng cũng vì nó thơm ngon, “nịnh miệng” người dùng hơn hẳn những loại măng khô khác.

5. Sâu tre rang lá chanh

Những con sâu tre dài gần bằng hai đốt ngón tay, có màu trắng muốt thường sinh sống trong những cây tre non mới mọc trên các triền núi khu vực Tây Bắc như các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Vào thời tiết đầu thu là thời điểm loại sâu tre này phát triển nhiều nhất, có những cây tre non được đồng bào dân tộc vùng cao chặt đổ xuống lấy sâu tre được khoảng nửa kg/cây.

6. Hạt dổi

Hạt dổi rừng là một trong những đặc sản Tây Bắc nổi tiếng. Hạt dổi có mùi thơm ngậy, nhiều người ăn hạt dổi còn “nghiện”, thiếu hạt dổi là thấy bữa ăn không ngon nữa. Dùng hạt dổi làm gia vị thì món ăn nào cũng thơm ngon hơn hẳn, hấp dẫn người dùng cả về hương và vị của nó trong mỗi món ăn.

Đặc sản sâu tre được đồng bào dân tộc Thái (đen) chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau như sâu tre xào măng chua, sâu tre chiên giòn, sâu tre hấp, sâu tre đồ, sâu tre rang lá chanh…

7. Xôi nếp trứng kiến

Đồng bào dân tộc ít người Lào Cai có nhiều món ngon rất độc đáo để chiêu đãi khách quý hoặc nấu nhân dịp ngày lễ tết. Trong số đó, món xôi nếp đồ lẫn với trứng kiến đen của người Dao, người Dáy lấy từ trên núi cao mang về là món đặc sản không phải ai cũng được thưởng thức.

Bài viết trên đã giới thiệu đến độc giả những món đặc sản Tây Bắc mà khách du lịch vô cùng ưa thích. Nếu độc giả bỏ sót bất kì món nào trong danh sách này thì sẽ thật đáng tiếc đấy!