Ngắm khung cảnh yên bình của làng cổ Đường Lâm

1332

Cách Hà Nội hơn 40 cây số, làng cổ Đường Lâm chính là điểm đến hấp dẫn nếu bạn đang tìm kiếm một vùng quê thanh tịnh để nghỉ ngơi sau những bộn bề của cuộc sống.

Đường Lâm là một xã thuộc Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 47 km. Từ lâu, điểm đến này được nhiều du khách yêu thích vì sự cổ kính và thanh bình.

Ngày nay, làng cổ Đường Lâm vẫn còn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, điếm canh, giếng nước, ruộng, gò, đồi, miếu, chùa…

Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm

Cổng làng xây bằng đá ong, hai cánh làm từ gỗ lim theo hình cánh dế. Bên trái là cây đa cổ thụ tỏa bóng mát, bên phải là một hồ nước trong xanh. Trước kia, đây là nơi nghỉ chân của những người nông dân sau giờ làm đồng.

Đường xá được xây dựng theo hình xương xá với nhiều đường ngõ nhỏ với đình làng Mông Phụ là khu vực Trung tâm, với cấu trúc này nếu đi từ đình ra sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh. Cấu trúc này cũng tạo ra một không gian rộng lớn ở trung tâm làng, là nơi giao lưu văn hóa, diễn ra các lễ hội truyền thống vào các ngày Lễ, Tết… Và cấu trúc này cũng khiến cho cư dân trong làng có môi trường sống an toàn.

Những bức tường đá ong
Những bức tường đá ong

Nét cổ kính của ngôi làng hiện lên từ cổng vào đến những bức tường cổ, lối đi lát gạch nghiêng. Dạo quanh ngôi làng, bạn sẽ bắt gặp những ngôi nhà có nét kiến trúc độc đáo với mái ngói, sân lát gạch và những chiếc chum sành.

Những người dân nơi đây cho biết, nhiều ngôi nhà cổ ở Đường Lâm được xây dựng bằng các vật liệu đặc trưng của vùng Xứ Đoài xưa. Đó là các loại gỗ quý, kèm theo là các phụ kiện như: rơm, rạ, bùn non, trấu, đất sét mịn… Trong đó đáng chú hơn cả là loại vật liệu xây dựng mang tên đá ong.

Lối đi lát gạch
Lối đi lát gạch

Nhà thường được xây dựng với mô hình 5 gian hay 7 gian 2 dĩ, gắn liền với nhà là sân, vườn, bếp, nhà ngang, giếng nước, chuồng trại, bình phong, cao, cây rơm, cổng có mái che…

Điều đặc biệt ở Đường Lâm là vào bất cứ mùa nào, nơi đây cũng mang lại cho du khách những hình ảnh đẹp của một không gian yên bình, tĩnh lặng.

Ngắm khung cảnh yên bình của làng cổ Đường Lâm
Cổng làng cổ Đường Lâm

Các ngôi nhà cổ

Nhà của ông Hà Nguyên Huyến

Đây là di tích được xếp hạng nhà cổ dân sinh loại một. Ngôi nhà gây ấn tượng mạnh cho khách tới thăm bởi màu xanh cây cối. Vốn có nghề nấu tương, ông Huyến dành hầu hết diện tích sân làm nơi chế biến. Các vại tương màu nâu trầm xếp hàng đều tăm tắp trên khoảng sân gạch.

Nhà cổ
Nhà cổ

Nhà của ông Nguyễn Văn Hùng

Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1649, chủ yếu bằng gỗ mít và gỗ lim nhưng những nét chạm trổ tinh hoa trên cửa từ thời Hậu Lê vẫn còn nguyên vẹn. Ngôi nhà được kết cấu theo kiểu 5 gian 2 chái, 3 gian giữa là nơi thờ cúng tổ tiên, thêm bộ trường kỷ dùng để tiếp khách. Hai gian bên cạnh dùng làm nơi ngủ.

Nhà cổ của chị Dương Lan

Ngôi nhà được xây từ năm 1780, lại không phải là nhà cổ dân sinh. Ngôi nhà vốn thuộc về cụ tổ chồng chị là quan đốc học Đỗ Doãn Chính. Bục cửa được thiết kế rất cao khiến cho người vào nhà đều phải cúi rạp mình khi bước qua. Chị Lan lý giải, bục cửa xây cao như vậy là để nhắc nhở khách đến nhà phải luôn nhớ kính trọng một vị quan, một người thầy.