Kinh nghiệm chinh phục núi Chứa Chan cho tín đồ xê dịch

1337

Núi Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai ở Đông Nam Bộ thích hợp cho những tín đồ muốn trải nghiệm chinh phục, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của tạp chí du lịch để có thêm kinh nghiệm leo ngọn núi này nhé!

1. Vị trí núi Chứa Chan

Núi Chứa Chan thuộc địa phận xã Gia Ray, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai, cách Sài Gòn gần 100 km. Đây là ngọn núi cao thứ hai Đông Nam Bộ với độ cao 837 m. Dù vậy, cảnh quan trên đỉnh núi khá hấp dẫn những phượt thủ và đường đi lên đỉnh vất vả không kém cạnh gì với Bà Đen.

2. Đường đi núi Chứa Chan

Đường đi từ Sài Gòn đến núi Chứa Chan khá dễ. Các bạn đi theo hướng về Suối Tiên, xuất phát từ cầu Sài Gòn hoặc hầm Thủ Thiêm đều được. Tiếp tục ra xa lộ Hà Nội (QL52) thẳng xuống cầu Đồng Nai. Sau khi vừa qua cầu Đồng Nai và trạm thu phí Đồng Nai, bạn quẹo tay phải để vào QL51. Từ QL51 đi thẳng đến đường Võ Nguyên Giáp. Chú ý khúc này bạn đừng rẻ phải QL51 nhé, nếu không sẽ chạy thẳng về Vũng Tàu luôn đó. Đường Võ Nguyên Giáp này khá lớn và ít xe, đường rộng rãi chạy rất thoải mái. Đi đường này sẽ ngắn hơn 1 đoạn so với đường qua TP. Biên Hòa.

Cuối đường Võ Nguyên Giáp bạn quẹo phải để vào lại QL1A. Từ đây bạn chạy thẳng 1 mạch qua huyện Trảng Bom, qua ngã tư Dầu Giây, qua huyện Long Khánh. Vào huyện Long Khánh chạy 1 lúc bạn sẽ gặp 1 vòng xoay nhỏ, lúc này bạn để ý chạy thẳng chếch bên trái 1 chút để vào đường Nguyễn Văn Bé (Hồ Thị Hường) sẽ gần hơn 1 đoạn. Tiếp tục rẽ vào QL1A chạy 1 đoạn nữa, khi gần tới ngã 3 với đường Hùng Vương (DT766) các bạn để ý bên trái có 1 con đường nhỏ dẫn thẳng đến chỗ gửi xe leo núi Chứa Chan. Ở đầu đường nhỏ có cái bảng 10T. Trên bản đồ Google Map nó có tên là Hiệp Tiến. Đi đường này hoàn toàn ít xe và cảnh đẹp hơn nhiều so với đường Hùng Vương.

Chỗ gửi xe để leo núi Chứa Chan có bảng cắm bên ngoài nên rất dễ thấy. Đây cũng có bán nước giải khát, các loại cồn, than cho việc nấu nướng, cắm trại nên bạn mua luôn ở đây cũng được. Giá gửi xe là 10.000VNĐ/chiếc nhé. Bên cạnh quán là con đường nhỏ dẫn thẳng lên núi.

Kinh nghiệm chinh phục núi Chứa Chan cho tín đồ xê dịch
Kinh nghiệm chinh phục núi Chứa Chan cho tín đồ xê dịch

3. Các cung leo núi Chứa Chan

Có 2 con đường lên tới đỉnh núi:

Đường cột điện

Đường cột điện bắt đầu từ cột điện số 20, leo men theo đường cột điện đến cột điện 140 là tới đỉnh. Càng lên cao, khoảng cách giữa các cột điện càng tăng dốc. Đường khá dốc nhưng khó lạc.

Với thể lực trung bình, bạn sẽ chỉ mất khoảng 3 tiếng để lên đến đỉnh núi. Ngoài chuẩn một bị tinh thần lạc quan, bạn cũng cần khởi động, làm nóng cơ thể và các khớp chân tay, để tránh bị chấn thương khi leo núi.

Đường chùa

Đường chùa từ chân núi có thể leo bậc thang hoặc đi cáp treo đến một ngôi chùa khoảng lưng chừng 1/3 núi. Từ đây theo đường mòn lên đỉnh, rất dễ lạc vì nhiều lối rẽ, nhưng dốc thoải, dễ leo.

4. Lưu trú ở núi Chứa Chan

Nghỉ đêm ở khu vực chân núi, bạn có thể tìm nhà nghỉ rất dễ dàng ở trung tâm huyện Xuân Lộc. Khu cổng chính lên chùa của khu du lịch núi Chứa Chan có rất nhiều chỗ nghỉ bình dân cho khách hành hương. Bạn cũng có thể ngủ trưa hoặc nghỉ qua đêm tại đây.

Nếu ở lại qua đêm trên núi, bạn xin tá túc tại chùa hoặc cắm trại trên đỉnh núi. Từ trạm thông tin đi xuống theo hướng trụ điện hoặc đi xuống theo hướng chùa khoảng một đoạn ngắn đều có khu vực bằng phẳng để dựng lều trại.

5. Ăn uống ở núi Chứa Chan

Sau khi hoàn thành chuyến leo núi, bạn có thể thưởng thức các món lẩu và nướng từ thịt dê – đặc sản ở vùng núi Gia Lào. Các món giá trung bình khoảng 100.000 một món, đủ cho 4 người .

6. Truyền thuyết về tên núi Chứa Chan

Vào thế kỉ 17, có một vị quan người Việt là Việt Hùng, trong lúc giao chiến với quân Khmer, ông bị bắt cùng với người vợ của mình. Ông bị giam lỏng ở miền núi này và lập ở đây một ngôi miếu ăn chay tịnh. Còn vợ ông vì có nhan sắc nên đã bị vua khmer ép làm vợ lẽ mặc dầu biết bà đang mang thai. Sau đó, bà sinh dựoc một con gái, đặt tên là Mai Khanh. 18 năm sau, khi cô gái lớn lên, bà đã kể sự thật về cha cô cho cô nghe. Cùng với một người nô bộc của mình cô quyết định đi tìm cha. Hai cha con gặp nhau trong niềm vui sướng, và họ quyết định bỏ trốn , họ bị người Khmer truy đuổi gắt gao. Trong lúc hoảng loạn, cả ba người đã gieo mình tự vẫn ở ngọn núi này. Người dân ở đây đã lập miếu thờ ba người, hiện nay trong chùa có 3 tượng được mọi người gọi là ông vàng, cô bạc và cậu chì là để chỉ ba người này. Biết được câu chuyện thương tâm đó, người dân ở đây đặt tên cho ngọn núi này là núi chứa chan để nói lên tình cảm chan chứa của gia đình họ.

7. Khám phá cảnh đẹp núi Chứa Chan

Núi Chứa Chan là một trong hai ngọn núi cao nhất ở Đông Nam bộ với độ cao hơn 800m, là điểm đến của những người thích leo núi, khám phá cảnh quang của núi rừng cũng như đến tham quan, chiêm bái những ngôi chùa linh thiêng tại vùng đất xứ sơn linh này.

Đặc biệt, du khách còn có thể tham quan một trong những ngôi chùa nằm giữa lưng chừng núi trong cụm di tích – đó là Chùa Bửu Quang (hay còn gọi là chùa Gia Lào). Đây là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và kỳ lạ nhất bởi vì không có hòm công đức và được xây dựng dựa trên địa hình thiên nhiên của núi rừng, phía trước là cây Da 3 gốc cao khoảng 30m, được hình thành từ ba gốc chụm lại tạo nên hình dáng rất kỳ lạ và huyền bí. Người dân thường gọi đây là Cây Da 3 gốc 1 ngọn gắn với những câu chuyện huyền bí và được xem là nơi linh thiêng thu hút rất đông du khách đến cầu an, cầu tài, cầu lộc.

Đến với núi Chứa Chan, ngoài tham quan những danh lam thắng cảnh, những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng, hay trải nghiệm những chuyến chinh phục thiên nhiên bằng cách vượt qua những con đường núi đầy thử thách, với những rậm cỏ lau mọc cao qua người. Du khách còn có thể tham quan những quần thể kiến trúc kỳ vỹ được xây dựng dựa trên những hang động thiên nhiên tạo nên những nét thâm nghiêm và huyền bí. Hay hang Hầm Hinh với những viên đá granite xếp xen kẽ tạo nên một bức tường thành dày, âm bên trong là hang đó với chiều sâu hun hút, khúc khuỷu…

Du khách còn có thể tham quan những quần thể kiến trúc kỳ vỹ được xây dựng dựa trên những hang động thiên nhiên tạo nên những nét thâm nghiêm và huyền bí. Hay hang Hầm Hinh với những viên đá granite xếp xen kẽ tạo nên một bức tường thành dày, âm bên trong là hang đó với chiều sâu hun hút, khúc khuỷu…

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến độc giả kinh nghiệm du lịch núi Chứa Chan một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng tất cả những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn có một chuyến đi như mong đợi với với nhiều trải nghiệm, niềm vui mà những khoảnh khắc tuyệt vời nhé!